Huyện Sóc Sơn – Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, cơ sở hạ tầng và tiềm năng bất động sản

Sóc sơn là một huyện của Hà Nội, tên của huyện được đặt theo núi Sóc thuộc địa bàn huyện, đây là ngọn núi có giá trị văn hoá và tâm linh quan trọng trong lòng người Việt Nam, huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội. hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của obadosa.com để có cái nhìn chi tiết nhất về huyện Sóc Sơn một trong 5 đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội.

Giới Thiệu về huyện Sóc Sơn.

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Hà Nội có diện tích là: 306,51 km2, với dân số khoảng hơn 317.200 người, mật độ dân số đạt 1168 người/ km2. Hiện tại huyện có 26 đơn vị hành chính gồm có: thị trấn Sóc Sơn và 25 xã.

Vị Trí địa lý của huyện Sóc Sơn

Huyện sóc sơn cách thành phố Hà Nội 30km về phía bắc có vị trí địa lý cụ thể như sau:

  • Phía Nam giáp với huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội, ranh giới nhận biết tự nhiên là sông Cà Lồ.
  • Phía Bắc giáp với huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên.
  • Phía Đông giáp huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang.
  • Phía Tây giáp với huyện Mê Linh (ranh giới nhận biết tự nhiên là sông Cà Lồ) và thành phố Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc.
vị trí của huyện Sóc Sơn
bản đồ huyện Sóc Sơn

Huyện Sóc Sơn có 3 loại hình chính: vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông và vùng giữa. Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt, nóng ẩm mưa nhiều: mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô và lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình của năm khoảng 24,5 độ C. Khí hậu Sóc Sơn có thể phát triển đa dạng vật nuôi, cây trồng, khó khăn lớn nhất là lượng mưa lớn tập trung vào thời gian ngắn dễ gây ra lũ lụt và xói mòn đất.

Lịch sử hình thành huyện Sóc Sơn 

Sóc Sơn với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, mảnh đất và con người nơi đây đã góp phần tạo nên những giá trị và truyền thống văn hóa lâu đời.  Trước đây Sóc Sơn là địa phận của hai huyện Kim Anh và Đa Phúc của tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 7/1977, huyện Sóc Sơn được thành lập với việc sát nhập huyện Đa Phúc và 14 xã thuộc huyện Mê Linh, của tỉnh Vĩnh Phúc.

Đến tháng 12/1978, trong lần mở rộng địa giới hành chính của  thành phố Hà Nội lần thứ hai, huyện Sóc Sơn được chuyển trực thuộc thành phố Hà Nội.

Ngày 17/2/1979 Thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Cao Minh, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Nam Viêm, về huyện mê linh quản lý. Huyện Sóc Sơn lúc bấy giờ có 25 xã.

Ngày 3/3/1987 thành lập thị Trấn sóc sơn, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, duy trì cho đến nay.

Danh sách các xã của huyện Sóc Sơn

Huyện Sóc sơn gồm có 26 đơn vị hành chính là thị trấn Sóc Sơn và 25 xã: Thanh Xuân, Việt Long, Quang Tiến, Phú Minh, Phù Lỗ, Nam Sơn, Minh Trí, Tiên Dược Tân Hưng, Minh Phú, Đức Hòa, Kim Lũ, Tân Minh, Đông Xuân, Tân Dân, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Mai Đình, Bắc Sơn, Trung Giã, Phú Cường, Bắc Phú, Xuân Giang, Xuân Thu, Phù Linh, Tân Hưng.

thị trấn của huyện Sóc Sơn
thị trấn Sóc Sơn

Diện tích, dân số và mật độ dân số cụ thể của các xã như sau:

  • Xã Thanh Xuân có diện tích 8,75 km², dân số năm 1999 là 10500 người,  mật độ dân số đạt 1189 người/km²
  • Xã Quang Tiến có diện tích 14,39 km², dân số năm 2022 là 11.301 người, mật độ dân số đạt 780 người/km².
  • Xã Phù Lỗ có diện tích 6.25 km²,dân số năm 2022 là 18.261 người, mật độ dân số đạt 2.916 người/km²
  • Xã Nam Sơn có diện tích 29,37 km², dân số năm 2009 là 8.840 người, mật độ dân số đạt 305 người/km²
  • Xã Hồng Kỳ có diện tích 14,51 km², dân số năm 1999 là 9.230 người, mật độ dân số đạt 640 người/km²
  • Xã Đức Hòa có diện tích 7,38 km², dân số năm 1999 là 6.940 người, mật độ dân số đạt 942 người/km²
  • Xã tân minh có diện tích 12,55 km², dân số năm 1999 là 13.259 người, mật độ dân số ở mức 1.060 người/km²
  • Xã tân dân có diện tích 10,33 km², dân số năm 2022 là 12.065 người, mật độ dân số ở mức 1.170 người/km²
  • Xã Hiền Ninh có diện tích 15,09 km², dân số năm 2019 là 6.849 người , mật độ dân số ở mức 453 người/km².
  • Xã Phú Cường có diện tích 8,51 km², dân số năm 2022 là 15.058 người, mật độ dân số ở mức 1.769 người/km².
  • Xã Tiên Dược có diện tích 12,92 km², dân số năm 2022 là 5.140 người, mật độ dân số ở mức 397 người/km²
  • Xã Bắc Phú có diện tích 11,36 km², dân số năm 1999 là người, mật độ dân số ở mức 752 người/km².
  • Xã Bắc Sơn có diện tích 30,06 km², dân số năm 1999 là 12.964 người, mật độ dân số ở mức 431 người/km²
  • Xã Mai Đình có diện tích 14,35 km², dân số năm 2022 là 22.957 người, mật độ dân số ở mức 1.599 người/km².
  • Xã Đông Xuân có diện tích 7,11 km², dân số năm 1999 là 9.768 người, mật độ dân số ở mức 1.374 người/km²
  • Xã Phù Linh  có diện tích 14,05 km², dân số năm 1999 là 7.817 người, mật độ dân số ở mức 556 người/km²

Cơ sở hạ tầng của huyện Sóc Sơn

Huyện Sóc Sơn là điểm nối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng kết nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Bộ, huyện có nhiều cơ sở giáo dục và y tế có chất lượng cao, bên cạnh đó quy hoạch cho tương lai rất được chú trọng.

Giao Thông

Huyện Sóc sơn có quốc lộ 3, quốc lộ 18, quốc lộ 2 giúp kết nối Hà Nội với các tỉnh như: Hải Phòng,Quảng Ninh,Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài được coi là tuyến đường huyết mạch giúp kết nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài.

Tuyến đường bộ thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn có tổng chiều dài là 228km với mật độ bao phủ bình quân đạt 0,87km/km2. 

cơ sở hạ tầng huyện Sóc Sơn
cơ sở hạ tầng huyện Sóc Sơn

Trên địa bàn huyện có hai bến xe khách là bến xe Phù Lỗ có quy mô 24x91m và bến xe tại phố Nỉ với quy mô 21x46m. Bên cạnh đó còn có nhiều bến xe nhỏ để phục vụ hoạt động của các tuyến buýt trên quốc lộ 3, quốc lộ 2 và đường 131.

Hệ thống giao thông đường sắt của huyện Sóc Sơn có tuyến đường sắt Hà Nội đi Thái Nguyên với chiều dài hơn 16km, dừng tại 2 là ga Đa Phúc và ga Nỉ, lượng người sử dụng khoảng 55 người/ngày. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này đã tạm dừng hoạt động do chưa khai thác hết được công suất và hiệu quả kinh tế chưa cao.

Hệ thống giao thông đường hàng không trên địa bàn huyện có sân bay Nội Bài nằm trên địa phận của xã Phú Minh, đây là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân 326,7 ha, lưu lượng bình quân khoảng trên 1 triệu lượt khách/năm và hơn 15 nghìn tấn hàng hóa được vận chuyển.

Hệ thống giao thông đường thủy, huyện có 3 con sông là sông  Cà Lồ, sông Cầu và sông Công, nhưng khả năng khai thác giao thông đường thủy còn khá hạn chế.

Hệ thống giao thông của huyện sóc sơn khá đa dạng là là tiền đề giúp cho địa phương phát triển nhanh chóng.

Giáo Dục

Để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên địa bàn huyện có 1 trường đại học và 1 trường dạy nghề. Huyện rất quan tâm và chú trọng đầu tư giáo dục cho tương lai, trong quy hoạch hình thành đô thị vệ tinh Sóc Sơn đã có bản quy hoạch về Khu đại học với quy mô lên đến 600 ha.

Xã Đức Hòa đã được UBND thành phố Hà Nội chọn là địa điểm để một vài đơn vị nghiên cứu và thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, mở rộng cơ sở đào tạo. Trong đó có cơ sở 2 của các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Tài nguyên Môi trường, trụ sở làm việc trường Đại học Đông Đô cùng viện nghiên cứu.

Hệ Thống Y Tế

Cơ sở y tế của huyện Sóc sơn gồm có 1 bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế với quy mô hơn 150 giường bệnh, bên cạnh đó còn có 5 phòng khám đa khoa khu vực, đối với tuyến xã thì có 26 trạm y tế.

Các cơ sở y tế có trình độ bác sĩ có chuyên môn cao và chất lượng phục vụ tốt của huyện Sóc Sơn có thể kể đến gồm có: 

  • Trạm y tế của Công ty CP Thủy lợi 2.
  • Trạm y tế Sư đoàn 371.
  • Trại Phong của Thành phố.
  •  Dịch vụ khám chữa bệnh của Sư đoàn 312.
  • Phòng y tế sân bay Nội Bài.

Trên địa bàn huyện còn có rất nhiều các phòng khám chữa bệnh với nhiều chuyên khoa để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. 

Kinh Tế

Hiện nay nền kinh tế của huyện Sóc Sơn đã được các cấp lãnh đạo chỉ đạo và định hướng phát triển theo hướng du lịch, dịch vụ và công nghiệp, trước đây kinh tế huyện chủ yếu phát triển công nghiệp. Tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch của Sóc Sơn là rất lớn, với giao thông quốc tế thuận lợi từ sân bay Nội Bài, địa điểm du lịch nổi tiếng như: đền Sóc Sơn, chùa Non Nước, khu du lịch Hàm Lợn…

Nông nghiệp được định hướng phát triển theo kinh tế làng nghề với đa dạng mô hình, kết hợp con người và công nghệ cao, mang đến các sản phẩm đa dạng có chất lượng cao đến với người dùng trong và ngoài nước. Huyện có rất nhiều làng nghề như: làng nghề mộc Xuân Dương,  làng trồng hoa nhài Phù Lỗ, mây tre đan Xuân Dương.

Các địa danh nổi bật của huyện Sóc Sơn

Đến với Sóc sơn là đến với các địa danh gắn liền với các nhân vật truyền thuyết và lịch sử , bên cạnh đó huyện cũng có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng

Đền Sóc Sơn

Khu di tích đền Sóc Sơn cách thành phố Hà Nội khoảng hơn 30km, đền Sóc Sơn là nơi thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của Việt Nam. Theo dân gian kể lại thì trên đỉnh núi Sóc Sơn khi Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp để nhìn lại quê hương trước khi bay về trời đã lưu lại những dấu chân của ông. Để tưởng nhớ ngày này cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng Âm lịch hàng năm là lễ hội đền Sóc Sơn lại được tổ chức.

địa danh nổi tiếng của huyện Sóc Sơn
di tích quốc gia Đền Sóc

Vốn nổi tiếng từ xa xưa với vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng nên mỗi lần tổ chức lễ hội đền Sóc Sơn thu hút rất nhiều du khách đến cúng viếng và thăm quan. Đền Sóc Sơn được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962 .

Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương được lấy tên của chính họa sĩ Thành Chương,đây là người đã giúp tái hiện lại nét đẹp tinh hoa của văn hóa Việt từ ngàn năm. Công trình thuộc hồ Kèo Cả của xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 35Km đường bộ.

Kiến trúc được xây dựng năm 2001, với diện tích hơn 7900m2, là một quần thể kiến trúc xây theo phong cách cung đình ấn tượng và đã được giới thiệu trên tờ báo The New York Times của Mỹ.

Núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn cách thành phố Hà Nội hơn 30km, nằm trên dãy núi Độc Tôn, thuộc địa phận các xã Nam Sơn ,Minh Trí và Minh Phú của huyện Sóc Sơn. Ngọn núi có độ cao 465m so với mực nước biển, nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà của Thủ đô”. Địa hình của ngọn núi khá phức tạp, bao gồm địa hình đồi núi và hồ nước, tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp.

Núi có nhiều địa hình dốc và triền đồi, phía dưới chân núi có hồ Núi Bàu, đây là hồ nước khá lớn, nước ở đây cực kỳ tinh khiết. Sáng sớm khi sương mù bao phủ mặt hồ cho du khách như lạc vào chốn thần tiên, đây là một điểm du lịch rất thu hút du khách bởi không khí trong lành và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Tiềm năng phát triển bất động sản tại huyện Sóc Sơn

Năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định huyện Sóc sơn là một trong năm đô thị vệ tinh của Hà Nội, và đô thị được định hướng phát triển về dịch vụ, du lịch và công nghiệp

quy hoạch huyện Sóc Sơn
đô thị vệ tinh Sóc Sơn

Trong quy hoạch được phê duyệt,  Phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn có quy mô 5.458,90 ha, dự báo dân số đến năm 2030 là 248.000 người.Đây sẽ là trọng tâm và là động lực phát triển của huyện Sóc Sơn.

Đô thị vệ tinh Sóc Sơn có vị trí quy hoạch trong ranh giới hành chính huyện Sóc Sơn, nằm phía Đông Bắc sân bay quốc tế Nội Bài. Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ diện tích đất của thị trấn Sóc Sơn và xã Tiên Dược bên cạnh đó còn có một phần diện tích đất của các xã Tân Minh,, Mai Đình, Quang Tiến…

Trong tổng thể về quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn:

  • Đô thị vệ tinh thuộc phân khu 1: với diện tích quy hoạch là 624 ha,có chức năng là trung tâm hành chính của huyện, với quảng trường trung tâm, khu thương mại…và là đô thị kiểu mới.
  • Phân khu 2: với diện tích 425 ha nằm ở địa bàn xã Đông Xuân, Mai Đình, Tiên Dược, với chức năng dịch vụ, thương mại và cơ sở công cộng với sân bay quốc tế nội bài.
  • Phân khu 4: với diện tích quy hoạch là 555ha, nằm ở địa bàn các xã Tiên Dược, Quang Tiến, Mai Đình với chức năng phát triển công nghiệp với hai cụm công nghiệp là CN3, CN2.
  • Phân khu 5: với diện tích quy hoạch là 1339ha,thuộc địa bàn các xã Tiên Dược, Quang Tiến và thị trấn Sóc Sơn, chức năng phát triển đô thị, với các công trình được xây mới, và là khu vực an ninh quốc phòng.
  • Phân Khu 6: với diện tích quy hoạch 524ha, thuộc các xã Phù Lỗ, Đông Xuân, với chức năng hỗn hợp, phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ, hệ sinh thái cây xanh và một phần của cảng hàng không Nội Bài.

Phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn có vị trí địa lý:

  • phía Đông giáp khu vực đầm Lai Cách và sông Công.
  • phía Tây giáp hồ Đồng Quan và vùng cảnh quan núi Sóc.
  • phía Bắc giáp khu vực đền Sóc.
  • phía Nam giáp Quốc lộ 18 và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Được phát triển là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, có tính chất vừa là đô thị dịch vụ, gắn với trung tâm dịch vụ cấp vùng, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp thành khu vực phát triển gồm thương mại, logistic và trung chuyển hàng hóa quốc tế; nhưng cũng là đô thị sinh thái phải khai thác và phát triển các không gian xanh,cảnh quan với tiêu chí bảo tồn thiên nhiên núi Sóc và hệ thống sông ngòi thuộc địa bàn…

Kết Luận

Qua bài viết trên obadosa.com đã giới thiệu đến bạn về huyện Sóc Sơn một cách chi tiết nhất về lịch sử hình thành, cơ sở vật chất và tiềm năng phát triển vô cùng lớn khi là một trong năm đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, khi cơ sở vật chất của dự án dần hình thành cũng là lúc giá trị bất động sản của huyện tăng cao.

Đăng Ký Nhận Ebook Bất Động Sản

  • Kiến thức cần biết khi mua bất động sản 
  • Pháp lý cần biết khi mua bất động sản
  • 50 dự án bất động sản tiềm năng 2022
  • Rủi ro & cách phòng tránh trong đầu tư bất động sản
Để lại email của bạn và chúng tôi sẽ gửi ebook trong vòng 1 giờ !
Bạn sẽ nhận được các email về bất động sản hàng tuần từ Obadosa.